LƯỢT TRUY CẬP

Đang truy cậpĐang truy cập : 54

Máy chủ tìm kiếm : 7

Khách viếng thăm : 47


Hôm nayHôm nay : 10140

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 59676

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 27654093

LIÊN KẾT WEBSITE

ĐĂNG NHẬP

Hà Giang sau 5 năm thực hiện Chỉ thị số 13-CT/TW ngày 12/01/2017 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng

Thứ hai - 22/05/2023 03:05
Hà Giang là một tỉnh miền núi biên giới cực Bắc của Tổ quốc, có trên 227 km đường biên giới giáp với hai tỉnh Vân Nam, Quảng Tây, Trung Quốc. Tổng diện tích đất tự nhiên 7.927,55 km2, trong đó diện tích quy hoạch cho lâm nghiệp chiếm trên 72% tổng diện tích tự nhiên, thu nhập chính của người dân từ sản xuất nông, lâm nghiệp, do đó công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Toàn cảnh Hội nghị.

Toàn cảnh Hội nghị.

Đến năm 2022, tổng diện tích rừng và đất lâm nghiệp của Hà Giang là 576.348,4 ha - Cao nhất vùng Đông Bắc bộ, đứng thứ 12/63 tỉnh, thành phố trong cả nước, trong đó: Diện tích có rừng là 464.371,1 ha (Rừng tự nhiên 385.687,8 ha, rừng trồng: 78.683,3 ha); Diện tích chưa có rừng là 111.977,4 ha, tỷ lệ che phủ rừng đạt 58,58% (tăng 3,08% so với năm 2017), tổng sản phẩm bình quân đầu người 34,24 triệu đồng/người/năm (tăng 1,89 triệu đồng so với năm 2017). Với đặc thù trên, tỉnh xác định công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng là trách nhiệm của các cấp uỷ đảng, chính quyền, các cơ quan nhà nước, các tổ chức, doanh nghiệp, cộng đồng dân cư, hộ gia đình, cá nhân và toàn xã hội.

Quán triệt và triển khai thực hiện Chỉ thị 13-CT/TW của Ban Bí thư, tỉnh Hà Giang đã cụ thể hóa bằng 01 Chương trình, 02 Nghị quyết của Tỉnh ủy; 03 Chỉ thị, 03 Quyết định, 11 Kế hoạch và nhiều văn bản của UBND tỉnh để lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện các nhiệm vụ quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn tỉnh gắn với thực hiện nhiệm vụ chính trị tại địa phương. Phân công các đồng chí Ủy viên BTV Tỉnh uỷ, Ủy viên BCH Đảng bộ tỉnh phụ trách địa bàn các huyện, thành phố để theo dõi, chỉ đạo cấp ủy, chính quyền địa phương thực hiện tốt các nhiệm vụ đã đề ra. Các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội xây dựng kế hoạch, chương trình tổ chức hội nghị nghiên cứu, quán triệt, học tập, tuyên truyền Chỉ thị số 13-CT/TW bằng nhiều hình thức. Trồng mới tập trung 32.211,9 ha, trong đó 9.162,47 ha được cấp chứng chỉ rừng bền vững (FSC), trồng phân tán được 11,6 triệu cây các loại. Tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu mặt hàng lâm sản gia đoạn 2018- 2022 đạt hơn 30,4 triệu USD. Tình trạng lấn chiếm rừng tự nhiên cơ bản được kiểm soát; diện tích rừng phòng hộ được quản lý bảo vệ nghiêm ngặt; công tác quy hoạch, bảo vệ, phát triển rừng bước đầu đã có sự đồng bộ, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; ký kết và triển khai có hiệu quả  Quy chế phối hợp giữa 3 tỉnh Hà Giang-Tuyên Quang-Cao Bằng trong công tác quản lý bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng khu vực giáp ranh; Triển khai chấm điểm thi đua giữa UBND các huyện, thành phố trong công tác phòng cháy chữa cháy rừng, đấu tranh, ngăn chặn các điểm nóng về phá rừng trái pháp luật. Triển khai Phương án cắm mốc phân định ranh giới rừng giữa rừng phòng hộ và rừng sản xuất. Đến hết năm 2022 toàn tỉnh đã giao được 103.268 ha/464.371ha rừng, trong đó đã hoàn thành công tác giao rừng cho các Ban quản lý rừng đặc dụng, phòng hộ.

Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn tỉnh Hà Giang vẫn còn một số tồn tại, hạn chế và khó khăn, vướng mắc đó là: Quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch 3 loại rừng còn chồng chéo, chưa thống nhất, thiếu tính đồng bộ; chất lượng các đơn vị lập, điều chỉnh quy hoạch còn thấp. Công tác giao đất, giao rừng chưa được thực hiện đồng bộ, triển khai chậm, đến nay mới đạt dưới 25% so với diện tích rừng hiện có do thiếu nguồn kinh phí để thực hiện. Chất lượng trồng rừng thay thế, trồng rừng từ vốn ngân sách Nhà nước một số nơi hiệu quả chưa cao; Năng suất, chất lượng, giá trị kinh tế từ rừng trồng còn thấp so với bình quân vùng và cả nước. Sản phẩm từ rừng trồng chưa đáp ứng yêu cầu nguyên liệu cho chế biến gỗ phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Tăng trưởng của ngành lâm nghiệp chưa bền vững, lợi nhuận thấp, thu nhập của người làm nghề rừng, người dân sống liền rừng, gần rừng thấp, không ổn định. Hợp tác, hội nhập quốc tế về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, mở rộng thị trường xuất khẩu lâm sản chưa nhiều. Chưa triển khai được rộng rãi các hoạt động chứng chỉ rừng.

Để tiếp tục thực hiện có hiệu quả Chỉ thị 13-CT/TW của Ban Bí thư Trung gương Đảng, trong những năm tới tỉnh Hà Giang nhất quán về quan điểm, mục tiêu và những nhiệm vụ giải pháp trọng tâm sau:

Về quan điểm: Phát triển lâm nghiệp bền vững phải đi đôi với trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng đầu nguồn, bảo vệ môi trường, phòng, chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu. Thực hiện hài hòa các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh, bảo tồn đa dạng sinh học và từng bước nâng cao độ che phủ rừng, giá trị dịch vụ môi trường rừng và nâng cao thu nhập cho người dân.

Về mục tiêu: Phát triển lâm nghiệp bền vững dựa trên tiềm năng, lợi thế về điều kiện tự nhiên, thổ nhưỡng, khí hậu của tỉnh, nâng cao chất lượng rừng trồng gắn với cấp chứng nhận quản lý rừng bền vững (FSC) và chế biến sâu lâm sản; bảo vệ diện tích rừng tự nhiên hiện có, trọng tâm là rừng phòng hộ, rừng đặc dụng gắn với đẩy mạnh trồng rừng bổ sung, khoanh nuôi, tái sinh rừng. Thực hiện giao rừng cho hộ gia đình, cộng đồng đạt từ 40% tổng diện tích rừng tự nhiên trở lên. Phấn đấu đến năm 2025, độ che phủ rừng đạt 60%; diện tích rừng được cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững đạt 6.500 ha, nâng tổng diện tích rừng được cấp chứng nhận quản lý rừng bền vững (FSC) đạt 15.600 ha. Trồng mới 19,7 triệu cây xanh, trong đó: Trồng rừng sản xuất tập trung 5.840 ha, tương ứng 9,7 triệu cây; trồng cây phân tán, đa mục tiêu tại khu vực đô thị và nông thôn 10 triệu cây. Nâng cao chất lượng rừng sản xuất đa mục tiêu, phấn đấu năng suất rừng trồng bình quân đạt 80-120m3/ha/chu kỳ 07 năm trở lên. Tổ chức khai thác và trồng lại rừng sau khai thác khoảng 13.560 ha. Phấn đấu giá trị sản xuất lâm nghiệp đạt 20% trong cơ cấu giá trị của nhóm ngành Nông, lâm nghiệp, thủy sản.

Trong thời gian tới, tỉnh Hà Giang xác định cần tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền các cấp và Nhân dân trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng bền vững, tạo sự đồng thuận cao trong toàn xã hội để thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ về phát triển lâm nghiệp bền vững. Tăng cường công tác quản lý nhà nước và nâng cao giá trị kinh tế rừng, tạo sinh kế bền vững cho người dân; tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với quản lý, bảo vệ và phát triển rừng; quản lý, bảo vệ chặt chẽ diện tích rừng tự nhiên, bảo tồn, phát huy đa dạng sinh học, bảo vệ động vật, thực vật rừng nguy cấp, quý hiếm gắn với phát triển du lịch xanh, du lịch sinh thái. Đẩy mạnh khoanh nuôi và phục hồi rừng phòng hộ, đặc dụng, rừng sản xuất là rừng tự nhiên. Triển khai các chính sách của Trung ương đảm bảo hiệu quả, huy động nguồn lực để bảo vệ và phát triển rừng bền vững; huy động và lồng ghép các nguồn vốn thuộc chương trình, kế hoạch, dự án của trung ương, nguồn vốn của địa phương theo hướng giảm dần tỷ trọng đầu tư từ nhà nước, tăng cường các nguồn vốn xã hội hóa lâm nghiệp như: Dịch vụ môi trường rừng, tín chỉ các-bon, vốn doanh nghiệp, tái đầu tư trồng rừng sau khai thác và kêu gọi các nguồn vốn hợp pháp khác. Ứng dụng khoa học công nghệ vào quản lý, bảo vệ phát triển rừng và nâng cao giá trị kinh tế lâm nghiệp; nghiên cứu thử nghiệm các loài cây lâm nghiệp có giá trị kinh tế để thay thế diện tích trồng rừng kém hiệu quả. Tăng cường ứng dụng khoa học, công nghệ vào quản lý, bảo vệ rừng, sản xuất nguyên liệu, chế biến lâm sản. Đẩy mạnh sử dụng công nghệ thông tin, công nghệ số trong công tác lãnh đạo, quản lý bảo vệ và phát triển rừng. Tăng cường hội nhập kinh tế quốc tế về lâm nghiệp; tham gia tích cực và hợp tác chặt chẽ với các tổ chức lâm nghiệp quốc tế, khu vực và song phương về triển khai các chương trình, dự án, hoạt động tăng cường năng lực, chuyển giao, hợp tác trong lĩnh vực lâm nghiệp, nhất là với nước bạn Trung Quốc.
                                                                          Trương Nam

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Comment addGửi bình luận của bạn
Mã chống spamThay mới

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

VIDEO HOẠT ĐỘNG

KIẾN NGHỊ CỬ TRI


















 





ĐOÀN ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI VÀ HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH HÀ GIANG
Địa chỉ: Số 01, Đường 26/3 - Phường Nguyễn Trãi - Thành phố Hà Giang - Tỉnh Hà Giang
Số điện thoại: 
02193.860.778 - Fax: 02193.860.778
Email: bbt.dbnd@hagiang.gov.vn hoặc 
tttthdndhg@gmail.com