Đang truy cập :
125
•Máy chủ tìm kiếm : 50
•Khách viếng thăm : 75
Hôm nay :
13439
Tháng hiện tại
: 494278
Tổng lượt truy cập : 16831328
Toàn cảnh buổi giám sát
Mời tham gia Đoàn giám sát có đồng chí Vương Ngọc Hà – Phó trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH khóa XIV tỉnh Hà Giang.
Làm việc với Đoàn giám sát, về phía tỉnh Hà Giang có đồng chí Nguyễn Minh Tiến – UVBTV Tỉnh ủy – Phó Chủ tịch UBND tỉnh; đồng chí Chúng Thị Chiên – UVBTV Tỉnh ủy – Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; cùng các đồng chí lãnh đạo một số sở, ban, ngành của tỉnh.
Xác định xây dựng NTM là chủ trương đúng đắn, kịp thời của Đảng, hợp lòng dân. Các cấp ủy, chính quyền và cả hệ thống chính trị đã tích cực, chủ động, sáng tạo trong triển khai thực hiện. Bộ máy chỉ đạo từ tỉnh đến địa phương được hình thành khá đồng bộ; nhiều cơ chế chính sách được ban hành có tác dụng thiết thực và trở thành động lực thúc đẩy tiến độ triển khai, đến nay có nhiều kết quả khả quan, cụ thể:
Về thông tin truyền thông: Biên soạn 12 bộ tài liệu, in ấn và cấp phát trên 15.000 bộ tài liệu; phát hành 7000 đĩa VCD; tổ chức đào tạo, tập huấn cho cán bộ thực hiện Chương trình ở các cấp được 94 lớp = 7.627 lượt người. Công tác truyền thông đã giúp cán bộ và nhân dân có nhận thức đúng về Chương trình, thay đổi nếp nghĩ, khắc phục tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào Nhà nước, khơi dậy tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong nhân dân, tạo động lực to lớn biến chương trình thành một phong trào ngày càng lan rộng.
Về huy động nguồn vốn: Tổng nguồn lực huy động thực hiện Chương trình là 2.924,86 tỷ đồng, trong đó: Vốn Chương trình xây dựng NTM là 377 tỷ đồng; vốn lồng ghép là 2.068,2 tỷ đồng; vốn huy động đóng góp của các tổ chức, cá nhân là 479,6 tỷ đồng.
Về đầu tư: Trong 5 năm qua, tỉnh tập trung hỗ trợ kết cấu hạ tầng thiết yếu như: đường giao thông, điện, nước sạch, trạm y tế, nhà văn hóa thôn, bản; đẩy mạnh phát triển sản xuất gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tê nông thôn, nâng cao giá trị sản phẩm, tăng thu nhập và chất lượng đời sống văn hóa cho dân cư nông thôn…
Kết quả, sau 5 năm thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới, đến hết năm 2015 toàn tỉnh có 11 xã được công nhận đạt chuẩn NTM, xếp thứ 33/63 tỉnh, thành trong cả nước; có 01 xã đạt từ 15 đến 18 tiêu chí; có 25 xã đạt từ 10 đến 14 tiêu chí; có 121 xã đạt từ 5 đến 9 tiêu chí và 18 xã đạt dưới 5 tiêu chí.
Về thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp: Mặc dù Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh được phê duyệt vào tháng 9/2015, nhưng trong công tác chỉ đạo và thực hiện nhiệm vụ của giai đoạn 2010 – 2015, tỉnh Hà Giang đã triển khai phát triển nông nghiệp theo hướng tập trung vào nội dung có thế mạnh và giá trị gia tăng cao để thực hiện, như: Chuyển đổi 1 vạn ha đất trồng ngô hiệu quả thấp sang trồng cỏ chăn nuôi bò, chuyển đổi diện tích đất vườn tạp sang trồng cây công nghiệp, chuyển đổi diện tích đất ruộng thiếu nước tưới chủ động sang trồng lạc… Đề án tái cơ cấu đã xác định tập trung vào sản xuất hàng hóa với quy mô lớn, nhằm đem lại thu nhập cho người sản xuất và thu được những kết quả bước đầu tích cực.
Kết luận buổi giám sát, đồng chí Nguyễn Đức Kiên - Phó chủ nhiệm ủy ban kinh tế, trưởng Đoàn giám sát đánh giá cao phương pháp chỉ đạo, cách thức, biện pháp tổ chức thực hiện của tỉnh Hà Giang về xây dựng NTM; linh hoạt và lồng ghép tốt các nguồn lực trong điều kiện khó khăn về nguồn vốn… đồng thời đề nghị tỉnh cần bổ sung làm rõ một số vấn đề như: Định hướng phát triển 5 năm tới (tính toán 1 xã thực hiện đạt tiêu chuẩn NTM thì phải đầu tư bao nhiêu trong thời gian bao lâu trên cơ sở đó tính toán kết hợp giữa nguồn lực của trung ương và của địa phương để thực hiện); xem xét lại tiêu chí xây dựng chợ; quan tâm vấn đề vệ sinh môi trường, xử lý rác thải; về đổi mới mô hình sản xuất kinh tế hộ với mô hình hợp tác xã…
Đối với những đề xuất, kiến nghị của tỉnh như: Cho phép Hà Giang xây dựng cơ chế đặc thù trong việc huy động, lồng ghép các chương trình mục tiêu quốc gia, các chương trình, dự án ODA để thực hiện Chương trình xây dựng NTM tại các xã biên giới đặc biệt khó khăn; tiếp tục duy trì cơ quan chuyên trách là Văn phòng xây dựng NTM là cơ quan độc lập trực thuộc UBND tỉnh như hiện nay; cho phép tỉnh thực hiện cơ chế ứng trước xi măng và trả chậm cho các Tổng công ty, các tập đoàn, doanh nghiệp cung ứng xi măng; có chính sách về phụ cấp cho đội ngũ kiêm nhiệm thực hiện chương trình xây dựng NTM các cấp và thực hiện cơ chế chuyên trách đối với tỉnh có điều kiện đặc biệt khó khăn để nâng cao năng lực quản lý, điều hành, thực hiện Chương trình xây dựng NTM hiệu quả… Đoàn tiếp thu vào báo cáo với UBTV Quốc hội./.
Thu Hiền
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn