Cần có chính sách phù hợp cho sự phát triển du lịch Hà Giang
- Thứ sáu - 24/09/2021 08:08
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này

Hà Giang với các lợi thế về cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, nhiều giá trị đặc sắc về địa chất, địa hình, thời tiết, khí hậu ôn hòa, mát mẻ quanh năm; nhiều giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số được bảo tồn và phát huy. Đặc biệt là có Công viên đại chất toàn cầu Unesco cao nguyên đá Đồng Văn. Trong những năm qua, cấp ủy, chính quyền đã nỗ lực chỉ đạo, ban hành các chương trình, nghị quyết, kế hoạch chuyên đề về phát triển du lịch đảm bảo gắn giữa xây dựng và bảo tồn và phát huy giá trị. Du lịch tỉnh Hà Giang đã có những bước chuyển biến mạnh mẽ cả về số lượng và chất lượng, góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thu hút đầu tư, tạo việc làm. Kết quả doanh thu du lịch, dịch vụ du lịch giai đoạn 2015 - 2020 tăng bình quân trên 17,84%. Đầu năm 2021, Hà Giang nằm trong top 10 điểm đến tuyệt vời nên khám phá ở Việt Nam do Hãng truyền thông quốc tế CNN bình chọn.
Tuy nhiên, du lịch của tỉnh phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế, còn bộc lộ một số hạn chế như: Qui hoạch và kết cấu hạ tầng chưa đồng bộ, thiếu các điểm vui chơi, giải trí cho du khách. Các hoạt động du lịch và dịch vụ du lịch thiếu tính chuyên nghiệp. Sản phẩm du lịch còn đơn điệu, chưa đủ sức cạnh tranh với thị trường du lịch ngày càng phong phú, hấp dẫn của các tỉnh trong khu vực. Chất lượng nguồn nhân lực còn thiếu và yếu. Các cơ sở kinh doanh du lịch chưa chú trọng công tác xúc tiến, quảng bá, chuyển đổi số về du lịch. Một trong các nguyên nhân là do cơ chế, chính sách khuyến khích, hỗ trợ phát triển du lịch của tỉnh chưa phù hợp với tình hình thực tế và từng giai đoạn phát triển; nguồn lực đầu tư, hỗ trợ phát triển du lịch chưa tưng xứng với tiềm năng, chưa huy động được nhiều nguồn lực xã hội hóa đầu tư cho du lịch; công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực du lịch chưa được quan tâm đúng mức; đặc biệt nhận thức của cộng đồng về phát triển du lịch chuyển biến còn chậm.
Nghị quyết số 11-NQ/TU ngày 02 tháng 8 năm 2021 của BCH Đảng bộ tỉnh Hà Giang khóa XVII nhiệm kỳ 2020 - 2025 về phát triển du lịch tỉnh Hà Giang giai đoạn 2021 - 2025 đã đề ra 05 nhiệm vụ và giải pháp, trong đó có nhiệm vụ, giải pháp: Xây dựng cơ chế, chính sách thúc đẩy phát triển du lịch, nâng cao chất lượng hoạt động xúc tiến đầu tư, quảng bá du lịch.
Do vậy, việc nghiên cứu, ban hành cơ chế, chính sách phát triển du lịch Hà Giang cần được xem xét giải quyết cụ thể về: nội dung, hình thức, đối tượng, định mức, thời gian và nguồn lực thực hiện.
Nội dung hỗ trợ: Hỗ trợ vốn vay để đầu tư xây dựng các điểm du lịch trong quy hoạch được duyệt chưa được đầu tư và đầu tư chưa đồng bộ; Hỗ trợ vốn vay xây dựng gian bán hàng tại các điểm du lịch đã được đầu tư hoàn chỉnh và khách sạn 04 sao và điểm du lịch để bán hàng đặc sản, sản phẩm OCOP, quà tặng du lịch, quà lưu niệm của tỉnh Hà Giang; trong đó quy định rõ mức vay tối đa, giới hạn số lượng gian hàng; hỗ hỗ trợ vay vốn phát triển sản phẩm du lịch; đầu tư phát triển nghề truyền thống phục vụ du lịch như: Mua sắm trang thiết bị, dụng cụ sản xuất và nguyên liệu đầu vào phục vụ của các nghề truyền thống; hỗ trợ trực tiếp câu lạc bộ, đội văn nghệ dân gian tại các điểm du lịch; hỗ trợ bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ du lịch trực tiếp làm du lịch về đội ngũ nghệ nhân truyền nghề.
Đối tượng đề xuất hỗ trợ: Doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn tỉnh; người lao động là thành viên trong hộ gia đình có hộ khẩu thường trú trên địa bàn tỉnh Hà Giang; các Câu lạc bộ, đội văn nghệ dân gian tại các điểm du lịch.
Thời gian hỗ trợ: Nên đảm bảo phù hợp giữa đầu tư, thu hồi vốn trong giai đoạn 2021 - 2025.
Nguồn vốn hỗ trợ và định mức đề xuất: hằng năm, ngân sách tỉnh cân đối ủy thác qua Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh để cho vay và tùy theo tình hình thực tế và khả năng cân đối ngân sách của từng địa phương và vốn ngân sách nhà nước hàng năm để hỗ trợ trực tiếp với thủ tục đơn giản, dễ tiếp cận.
Tuy nhiên, du lịch của tỉnh phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế, còn bộc lộ một số hạn chế như: Qui hoạch và kết cấu hạ tầng chưa đồng bộ, thiếu các điểm vui chơi, giải trí cho du khách. Các hoạt động du lịch và dịch vụ du lịch thiếu tính chuyên nghiệp. Sản phẩm du lịch còn đơn điệu, chưa đủ sức cạnh tranh với thị trường du lịch ngày càng phong phú, hấp dẫn của các tỉnh trong khu vực. Chất lượng nguồn nhân lực còn thiếu và yếu. Các cơ sở kinh doanh du lịch chưa chú trọng công tác xúc tiến, quảng bá, chuyển đổi số về du lịch. Một trong các nguyên nhân là do cơ chế, chính sách khuyến khích, hỗ trợ phát triển du lịch của tỉnh chưa phù hợp với tình hình thực tế và từng giai đoạn phát triển; nguồn lực đầu tư, hỗ trợ phát triển du lịch chưa tưng xứng với tiềm năng, chưa huy động được nhiều nguồn lực xã hội hóa đầu tư cho du lịch; công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực du lịch chưa được quan tâm đúng mức; đặc biệt nhận thức của cộng đồng về phát triển du lịch chuyển biến còn chậm.
Nghị quyết số 11-NQ/TU ngày 02 tháng 8 năm 2021 của BCH Đảng bộ tỉnh Hà Giang khóa XVII nhiệm kỳ 2020 - 2025 về phát triển du lịch tỉnh Hà Giang giai đoạn 2021 - 2025 đã đề ra 05 nhiệm vụ và giải pháp, trong đó có nhiệm vụ, giải pháp: Xây dựng cơ chế, chính sách thúc đẩy phát triển du lịch, nâng cao chất lượng hoạt động xúc tiến đầu tư, quảng bá du lịch.
Do vậy, việc nghiên cứu, ban hành cơ chế, chính sách phát triển du lịch Hà Giang cần được xem xét giải quyết cụ thể về: nội dung, hình thức, đối tượng, định mức, thời gian và nguồn lực thực hiện.
Nội dung hỗ trợ: Hỗ trợ vốn vay để đầu tư xây dựng các điểm du lịch trong quy hoạch được duyệt chưa được đầu tư và đầu tư chưa đồng bộ; Hỗ trợ vốn vay xây dựng gian bán hàng tại các điểm du lịch đã được đầu tư hoàn chỉnh và khách sạn 04 sao và điểm du lịch để bán hàng đặc sản, sản phẩm OCOP, quà tặng du lịch, quà lưu niệm của tỉnh Hà Giang; trong đó quy định rõ mức vay tối đa, giới hạn số lượng gian hàng; hỗ hỗ trợ vay vốn phát triển sản phẩm du lịch; đầu tư phát triển nghề truyền thống phục vụ du lịch như: Mua sắm trang thiết bị, dụng cụ sản xuất và nguyên liệu đầu vào phục vụ của các nghề truyền thống; hỗ trợ trực tiếp câu lạc bộ, đội văn nghệ dân gian tại các điểm du lịch; hỗ trợ bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ du lịch trực tiếp làm du lịch về đội ngũ nghệ nhân truyền nghề.
Đối tượng đề xuất hỗ trợ: Doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn tỉnh; người lao động là thành viên trong hộ gia đình có hộ khẩu thường trú trên địa bàn tỉnh Hà Giang; các Câu lạc bộ, đội văn nghệ dân gian tại các điểm du lịch.
Thời gian hỗ trợ: Nên đảm bảo phù hợp giữa đầu tư, thu hồi vốn trong giai đoạn 2021 - 2025.
Nguồn vốn hỗ trợ và định mức đề xuất: hằng năm, ngân sách tỉnh cân đối ủy thác qua Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh để cho vay và tùy theo tình hình thực tế và khả năng cân đối ngân sách của từng địa phương và vốn ngân sách nhà nước hàng năm để hỗ trợ trực tiếp với thủ tục đơn giản, dễ tiếp cận.
Phạm Văn Tú