Dự kiến mức thu học phí mới từ năm học 2022-2023
- Thứ sáu - 01/07/2022 14:11
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này

Theo nội dung, chương trình Kỳ họp thứ Bảy HĐND tỉnh Hà Giang khoá XVIII (dự kiến họp từ ngày 13 đến 15/7/2022), UBND tỉnh sẽ trình HĐND tỉnh xem xét ban hành mức học phí mới áp dụng cho năm học 2022-2023 và các năm học tiếp theo đối với các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập, giáo dục thường xuyên và các cơ sở đào tạo công lập khác thực hiện chương trình giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh.
Việc xây dựng mức thu học phí đối với các cơ sở giáo dục mần non, giáo dục phổ thông công lập được thực hiện theo nguyên tắc “chia sẻ giữa nhà nước và người học, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế, xã hội của từng địa bàn dân cư, khả năng đóng góp thực tế của người dân và tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng, tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm…” quy định tại Nghị định số 81/2021/NĐ-CP ngày 17/8/2021 của Chính phủ “về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miến, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập; giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo”. Trên cơ sở đó, Uỷ ban nhân dân tỉnh dự kiến mức thu học phí sẽ được phân định theo sự phân vùng phát triển kinh tế- xã hội, theo đó: Vùng 1, gồm: Các phường thuộc thành phố Hà Giang và thị trấn Vĩnh Tuy huyện Bắc Quang; Vùng 2: Các xã còn lại thuộc thành phố Hà Giang và các thị trấn còn lại; Vùng 3: Các xã, thị trấn, thôn còn lại.
Về dự kiến mức thu học phí năm học 2022-2023 áp dụng cho các vùng như sau:
Đối với các phường thuộc thành phố Hà Giang và Thị trấn Vĩnh Tuy: Mức thu học phí bậc học Mầm non: 80.000 đồng/học sinh/tháng (Bằng 73% mức trần tối đa); Tiểu học: 80.000 đồng/học sinh/tháng (Bằng 73% mức trần tối đa); THCS: 100.000 đồng/học sinh/tháng (Bằng 59% mức trần tối đa); THPT: 130.000 đồng/học sinh/tháng (Bằng 59% mức trần tối đa).
So với mức thu học phí quy định tại Nghị quyết số 19/2016/NQ-HĐND ngày 21/7/2016 của HĐND tỉnh áp dụng cho các năm học từ 2016 đến 2022, mức thu đối với học sinh ở các phường thuộc thành phố Hà Giang cao hơn 30.000 đồng/học sinh/tháng đối với Mầm non; 65.000 đồng/học sinh/tháng đối với THCS và 85.000 đồng/học sinh/tháng đối với THPT. Dự thảo nghị quyết này có đưa thị trấn Vĩnh Tuy huyện Bắc Quang vào cùng nhóm các phường thuộc thành phố Hà Giang do không thuộc xã, thị trấn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi phân định theo trình độ phát triển tại Quyết định 861 của Thủ tướng Chính phủ; mức thu đối với học sinh Mầm non ở thị trấn Vĩnh Tuy cao hơn 40.000 đồng/học sinh/tháng; THCS cao hơn 75.000 đồng/học sinh/tháng; THPT cao hơn 95.000 đồng/học sinh/tháng.
Đối với các xã thuộc thành phố Hà Giang và các thị trấn còn lại (Không bao gồm Thị trấn Vĩnh Tuy; thị trấn thuộc khu vực III; thôn đặc biệt khó khăn thuộc xã khu vực I và khu vực II): Mức thu học phí bậc học Mầm non: 70.000 đồng/học sinh/tháng (Bằng 64% mức trần tối đa); Tiểu học: 70.000 đồng/học sinh/tháng (Bằng 64% mức trần tối đa); THCS: 90.000 đồng/học sinh/tháng (Bằng 53% mức trần tối đa); THPT: 120.000 đồng/học sinh/tháng (Bằng 55% mức trần tối đa).
So với mức thu học phí quy định tại Nghị quyết số 19/2016/NQ-HĐND ngày 21/7/2016 của HĐND tỉnh, mức thu học phí đối với học sinh bậc Mầm non cao hơn 30.000 đồng/học sinh/tháng; THCS cao hơn 65.000 đồng/học sinh/tháng; THPT cao hơn 85.000 dồng/học sinh/tháng. Mức thu học phí nêu trên không áp dụng đối với thị trấn Phó Bảng do thị trấn thuộc khu vực III theo Quyết định 861 của Thủ tướng Chính phủ.
Đối với các xã, thị trấn, thôn còn lại: Mức thu học phí bậc học Mầm non: 60.000 đồng/học sinh/tháng (Bằng 55% mức trần tối đa); Tiểu học: 60.000 đồng/học sinh/tháng (Bằng 55% mức trần tối đa); THCS: 80.000 đồng/học sinh/tháng (Bằng 47% mức trần tối đa); THPT: 110.000 đồng/học sinh/tháng (Bằng 50% mức trần tối đa). So với mức thu học phí quy định tại Nghị quyết số 19/2016/NQ-HĐND ngày 21/7/2016 của HĐND tỉnh, bậc Mầm non cao hơn 32.000 đồng/học sinh/tháng; THCS cao hơn 68.000 đồng/học sinh/tháng; THPT cao hơn 88.000 dồng/học sinh/tháng
Các cơ sở giáo dục thường xuyên, cơ sở đào tạo công lập khác thực hiện chương trình giáo dục phổ thông cũng được áp dụng mức học phí bằng với mức học phí của cơ sở giáo dục phổ thông công lập cùng cấp nêu trên.
Dự thảo nghị quyết trình HĐND xem xét quyết định cũng quy định về mức thu học phí trong trường hợp tổ chức dạy học trực tuyến và trường hợp xảy ra thiên tai, dịch bệnh, các sự kiện bất khả kháng..: Về mức học phí theo hình thức học trực tuyến (học 0nline) sẽ được áp dụng bằng 90% mức thu học phí của các cơ sở giáo dục công lập tương ứng với từng vùng và mức thu. Trong trường hợp xảy ra thiên tai, dịch bệnh, các sự kiện bất khả kháng thì thời gian học thực tế dưới 15 ngày/tháng (bao gồm cả ngày nghỉ theo quy định của pháp luật) thì mức thu học phí bằng ½ mức thu học phí/tháng; trường hợp thời gian học thực tế trên 15 ngày/tháng thì thu đủ tháng và số tháng thu học phí không vượt quá 9 tháng/năm học.
Từ năm học 2023-2024 trở đi, UBND tỉnh sẽ căn cứ vào điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng, tốc độ tăng trường kinh tế hàng năm và khả năng chi trả của người dân để trình HĐND tỉnh quyết định điều chỉnh mức thu học phí cho phù hợp, nhưng không quá 7,5%/năm và không vượt quá mức trần khung học phí do Chính phủ quy định.
Tại khoản 3 Điều 99 Luật Giáo dục ngày 14/6/2019 quy định: “Học sinh tiểu học trong cơ sở giáo dục công lập không phải đóng học phí; ở địa bàn không đủ trường công lập, học sinh tiểu học trong cơ sở giáo dục tư thục được Nhà nước hỗ trợ tiền đóng học phí, mức hỗ trợ do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định”; tại khoản 1 Điều 14 của Nghị định số 81/2021/NĐ-CP ngày 27/8/2021 của Chính phủ cũng quy định “Học sinh tiểu học trường công lập” là đối tượng không phải đóng học phí. Do đó, mức thu học phí đối với học sinh bậc tiểu học nêu trên không dùng để thu học phí đối với học sinh tại các cơ sở giáo dục công lập; mức thu học phí này là căn cứ thực hiện chính sách hỗ trợ tiền đóng học phí cho học sinh tiểu học tư thục thuộc đối tượng miễn, giảm học phí theo quy định tại Nghị định số 81/2021/NĐ-CP ngày 27/8/2021 của Chính phủ.
Nghị định số 86/2015/NĐ-CP ngày 02/10/2015 của Chính quy định cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân; chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập từ năm học 2015-2016 đến năm học 2020-2021 và Nghị quyết số 19/2016/NQ-HĐND ngày 21/7/2016 của HĐND tỉnh đã hết hiệu lực thi hành, đồng thời khung học phí quy định tại Nghị định số 86 của Chính phủ và Nghị quyết số 19/2016/NQ-HĐND của HĐND tỉnh đã không còn phù hợp. Việc ban hành mức thu học phí mới phù hợp với khung học phí do Chính phủ quy định tại Nghị định số 81/2021/NĐ-CP ngày 17/8/2021 của Chính phủ là cần thiết và đúng thẩm quyền quyết định của HĐND tỉnh và sẽ sớm được HĐND tỉnh quyết định tại Kỳ hợp thứ Bảy sắp tới.
Việc xây dựng mức thu học phí đối với các cơ sở giáo dục mần non, giáo dục phổ thông công lập được thực hiện theo nguyên tắc “chia sẻ giữa nhà nước và người học, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế, xã hội của từng địa bàn dân cư, khả năng đóng góp thực tế của người dân và tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng, tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm…” quy định tại Nghị định số 81/2021/NĐ-CP ngày 17/8/2021 của Chính phủ “về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miến, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập; giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo”. Trên cơ sở đó, Uỷ ban nhân dân tỉnh dự kiến mức thu học phí sẽ được phân định theo sự phân vùng phát triển kinh tế- xã hội, theo đó: Vùng 1, gồm: Các phường thuộc thành phố Hà Giang và thị trấn Vĩnh Tuy huyện Bắc Quang; Vùng 2: Các xã còn lại thuộc thành phố Hà Giang và các thị trấn còn lại; Vùng 3: Các xã, thị trấn, thôn còn lại.
Về dự kiến mức thu học phí năm học 2022-2023 áp dụng cho các vùng như sau:
Đối với các phường thuộc thành phố Hà Giang và Thị trấn Vĩnh Tuy: Mức thu học phí bậc học Mầm non: 80.000 đồng/học sinh/tháng (Bằng 73% mức trần tối đa); Tiểu học: 80.000 đồng/học sinh/tháng (Bằng 73% mức trần tối đa); THCS: 100.000 đồng/học sinh/tháng (Bằng 59% mức trần tối đa); THPT: 130.000 đồng/học sinh/tháng (Bằng 59% mức trần tối đa).
So với mức thu học phí quy định tại Nghị quyết số 19/2016/NQ-HĐND ngày 21/7/2016 của HĐND tỉnh áp dụng cho các năm học từ 2016 đến 2022, mức thu đối với học sinh ở các phường thuộc thành phố Hà Giang cao hơn 30.000 đồng/học sinh/tháng đối với Mầm non; 65.000 đồng/học sinh/tháng đối với THCS và 85.000 đồng/học sinh/tháng đối với THPT. Dự thảo nghị quyết này có đưa thị trấn Vĩnh Tuy huyện Bắc Quang vào cùng nhóm các phường thuộc thành phố Hà Giang do không thuộc xã, thị trấn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi phân định theo trình độ phát triển tại Quyết định 861 của Thủ tướng Chính phủ; mức thu đối với học sinh Mầm non ở thị trấn Vĩnh Tuy cao hơn 40.000 đồng/học sinh/tháng; THCS cao hơn 75.000 đồng/học sinh/tháng; THPT cao hơn 95.000 đồng/học sinh/tháng.
Đối với các xã thuộc thành phố Hà Giang và các thị trấn còn lại (Không bao gồm Thị trấn Vĩnh Tuy; thị trấn thuộc khu vực III; thôn đặc biệt khó khăn thuộc xã khu vực I và khu vực II): Mức thu học phí bậc học Mầm non: 70.000 đồng/học sinh/tháng (Bằng 64% mức trần tối đa); Tiểu học: 70.000 đồng/học sinh/tháng (Bằng 64% mức trần tối đa); THCS: 90.000 đồng/học sinh/tháng (Bằng 53% mức trần tối đa); THPT: 120.000 đồng/học sinh/tháng (Bằng 55% mức trần tối đa).
So với mức thu học phí quy định tại Nghị quyết số 19/2016/NQ-HĐND ngày 21/7/2016 của HĐND tỉnh, mức thu học phí đối với học sinh bậc Mầm non cao hơn 30.000 đồng/học sinh/tháng; THCS cao hơn 65.000 đồng/học sinh/tháng; THPT cao hơn 85.000 dồng/học sinh/tháng. Mức thu học phí nêu trên không áp dụng đối với thị trấn Phó Bảng do thị trấn thuộc khu vực III theo Quyết định 861 của Thủ tướng Chính phủ.
Đối với các xã, thị trấn, thôn còn lại: Mức thu học phí bậc học Mầm non: 60.000 đồng/học sinh/tháng (Bằng 55% mức trần tối đa); Tiểu học: 60.000 đồng/học sinh/tháng (Bằng 55% mức trần tối đa); THCS: 80.000 đồng/học sinh/tháng (Bằng 47% mức trần tối đa); THPT: 110.000 đồng/học sinh/tháng (Bằng 50% mức trần tối đa). So với mức thu học phí quy định tại Nghị quyết số 19/2016/NQ-HĐND ngày 21/7/2016 của HĐND tỉnh, bậc Mầm non cao hơn 32.000 đồng/học sinh/tháng; THCS cao hơn 68.000 đồng/học sinh/tháng; THPT cao hơn 88.000 dồng/học sinh/tháng
Các cơ sở giáo dục thường xuyên, cơ sở đào tạo công lập khác thực hiện chương trình giáo dục phổ thông cũng được áp dụng mức học phí bằng với mức học phí của cơ sở giáo dục phổ thông công lập cùng cấp nêu trên.
Dự thảo nghị quyết trình HĐND xem xét quyết định cũng quy định về mức thu học phí trong trường hợp tổ chức dạy học trực tuyến và trường hợp xảy ra thiên tai, dịch bệnh, các sự kiện bất khả kháng..: Về mức học phí theo hình thức học trực tuyến (học 0nline) sẽ được áp dụng bằng 90% mức thu học phí của các cơ sở giáo dục công lập tương ứng với từng vùng và mức thu. Trong trường hợp xảy ra thiên tai, dịch bệnh, các sự kiện bất khả kháng thì thời gian học thực tế dưới 15 ngày/tháng (bao gồm cả ngày nghỉ theo quy định của pháp luật) thì mức thu học phí bằng ½ mức thu học phí/tháng; trường hợp thời gian học thực tế trên 15 ngày/tháng thì thu đủ tháng và số tháng thu học phí không vượt quá 9 tháng/năm học.
Từ năm học 2023-2024 trở đi, UBND tỉnh sẽ căn cứ vào điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng, tốc độ tăng trường kinh tế hàng năm và khả năng chi trả của người dân để trình HĐND tỉnh quyết định điều chỉnh mức thu học phí cho phù hợp, nhưng không quá 7,5%/năm và không vượt quá mức trần khung học phí do Chính phủ quy định.
Tại khoản 3 Điều 99 Luật Giáo dục ngày 14/6/2019 quy định: “Học sinh tiểu học trong cơ sở giáo dục công lập không phải đóng học phí; ở địa bàn không đủ trường công lập, học sinh tiểu học trong cơ sở giáo dục tư thục được Nhà nước hỗ trợ tiền đóng học phí, mức hỗ trợ do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định”; tại khoản 1 Điều 14 của Nghị định số 81/2021/NĐ-CP ngày 27/8/2021 của Chính phủ cũng quy định “Học sinh tiểu học trường công lập” là đối tượng không phải đóng học phí. Do đó, mức thu học phí đối với học sinh bậc tiểu học nêu trên không dùng để thu học phí đối với học sinh tại các cơ sở giáo dục công lập; mức thu học phí này là căn cứ thực hiện chính sách hỗ trợ tiền đóng học phí cho học sinh tiểu học tư thục thuộc đối tượng miễn, giảm học phí theo quy định tại Nghị định số 81/2021/NĐ-CP ngày 27/8/2021 của Chính phủ.
Nghị định số 86/2015/NĐ-CP ngày 02/10/2015 của Chính quy định cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân; chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập từ năm học 2015-2016 đến năm học 2020-2021 và Nghị quyết số 19/2016/NQ-HĐND ngày 21/7/2016 của HĐND tỉnh đã hết hiệu lực thi hành, đồng thời khung học phí quy định tại Nghị định số 86 của Chính phủ và Nghị quyết số 19/2016/NQ-HĐND của HĐND tỉnh đã không còn phù hợp. Việc ban hành mức thu học phí mới phù hợp với khung học phí do Chính phủ quy định tại Nghị định số 81/2021/NĐ-CP ngày 17/8/2021 của Chính phủ là cần thiết và đúng thẩm quyền quyết định của HĐND tỉnh và sẽ sớm được HĐND tỉnh quyết định tại Kỳ hợp thứ Bảy sắp tới.
Tùng Lâm