UBND tỉnh tỉnh trả lời ý kiến, kiến nghị của cử tri sau Kỳ họp thứ Hai – Quốc hội khoá XV

Sau kỳ họp thứ Hai, Quốc hội khóa XV, Đoàn đại biểu Quốc hội khóa XV tỉnh Hà Giang đã tiến hành tiếp xúc cử tri trực tuyến tại 17 điểm trên địa bàn huyện Quang Bình. Tại các buổi tiếp xúc, cử tri có kiến nghị, đề nghị với Uỷ ban nhân dân tỉnh như sau: Đề nghị chỉ đạo UBND huyện Quang Bình phối hợp với các ngành liên quan rà soát nhu cầu sử dụng đất phục vụ cho việc quy hoạch mở rộng cụm công nghiệp Tân Bắc 2, khẩn trương tích hợp đưa vào quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021 - 2030 của tỉnh Hà Giang; rà soát, khảo sát lại diên tích rừng (700 ha diện tích rùng nghèo kiệt, đề nghị chuyển đối mục đích sử dụng). Đề xuất xem xét lại sự cần thiết và tổng hợp đưa vào quy hoạch tỉnh; chỉ đạo các ngành khảo sát, rà soát khu vực có nguy cơ sạt lở cao tại các thôn ở xã Bản Rịa; chỉ đạo Chủ đầu tư hoàn thiện thủ tục điều chuyển các công trình điện được đầu tư tại xã Tiên Nguyên từ năm 2020 đến nay (04 điểm hạ thế điện), để nhân dân có điện sử dụng.

Tiếp thu ý kiến kiến nghị của cử tri, UBND tỉnh đã có Báo cáo số 463/BC-UBND, ngày 24/12/2021 về kết quả giải quyết, trả lời ý kiến, kiến nghị của cử tri . Theo đó:

Đối với đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo UBND huyện Quang Bình phối hợp với các ngành liên quan rà soát nhu cầu sử dụng đất phục vụ cho việc quy hoạch mở rộng cụm công nghiệp Tân Bắc 2, khẩn trương tích hợp đưa vào quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021 - 2030 của tỉnh Hà Giang: UBND tỉnh đã chỉ đạo UBND huyện Quang Bình lập quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021-2030; trong đó đã rà soát đưa vào quy hoạch cụm công nghiệp 2 tại xã Tân Bắc huyện Quang Bình với tổng diện tích 43,76 ha, đồng thời phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan tích hợp đưa toàn bộ diện tích trên tích hợp vào quy hoạch của tỉnh Hà Giang thời kỳ năm 2021-2030 và tầm nhìn đến 2050.

Đối với đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo UBND huyện Quang Bình phối hợp với các ngành liên quan rà soát, khảo sát lại diên tích rừng (700 ha diện tích rừng nghèo kiệt, đề nghị chuyển đối mục đích sử dụng). Đề xuất với UBND tỉnh đề xem xét lại sự cần thiết và tổng hợp đưa vào quy hoạch tỉnh: UBND tỉnh chỉ đạo UBND huyện Quang Bình phối hợp với các ngành liên quan rà soát, khảo sát lại diện tích rừng trên địa bàn huyện, kết quả như sau:

Hiện nay trên địa bàn huyện Quang Bình có 26.685,32 ha rừng tự nhiên sản xuất (có 15.775,3 ha của hộ gia đình, còn lại 10.910,02 ha của tô chức quản lý). Trong số hơn 15.775,3 ha rừng tự nhiên giao cho hộ gia đình của toàn huyện qua rà soát có 7.344,41 ha là diện tích rùng tự nhiên nghèo kiệt. Riêng đối với xã Tân Bắc có 1.796,15 ha rừng tự nhiên (có 621,0 ha giao cho hộ gia đình còn lại 1.175,15 ha giao cho tổ chức quản lý); đối với diện tích này hiện nhân dân hàng năm vẫn phải quản lý bảo vệ giá trị đem lại từ rừng rất thấp.

Thực hiện Chỉ thị số 13-CT/TW ngày 12 /01/ 2017 của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa XII về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng; Nghị quyết số 71/NQ-CP ngày 08/8/2017 của Chính phủ về ban hành chương trình hành động của chính phủ thực hiện chỉ thị số 13-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa XII về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng; Văn bản số 7919/BNN-TCLN ngày 21/9/2017 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc tăng cường công tác bảo vệ rừng, ngăn chặn tình trạng phá rừng tự nhiên để trồng rừng. Hiện nay không được chuyển đổi mục đích sử dụng rừng tự nhiên nghèo kiệt sang trồng rừng kinh tế.

Trong thời gian tới, UBND tỉnh sẽ tiếp tục đề xuất với Chính phủ và các bộ, ngành trung ương xem xét, nới lỏng các quy định trong công tác cải tạo rừng sản xuất là rừng tự nhiên nghèo kiệt trước khi đưa vào quy hoạch chuyển đổi diện tích rừng nghèo kiệt sang trồng rừng kinh tế giai đoạn 2021-2030.

Đối với đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo các ngành khảo sát, rà soát khu vực có nguy cơ sạt lở cao tại các thôn ở xã Bản Rịa. Đề xuất phưong án, đề đảm bảo an toàn cho người dân: Với điều kiện địa hình của tỉnh Hà Giang bị chia cắt mạnh bởi các dãy núi cao và các sông, suối, dân số lại sống dải rác; vì vậy các hộ nằm trong vùng có nguy cơ sạt lở rất lớn. Trong giai đoạn 2010 - 2020, ngoài các dự án bố trí dân cư tập trung, UBND tỉnh đã vận dụng chính sách của Trung ương để tổ chức thực hiện di chuyển, sắp xếp các hộ tại vùng nguy cơ cao về sạt lở, vùng khó khăn, vùng biên giới dưới dạng hình thức xen ghép theo Đề án 105 và Nghị quyết 87 của HĐND tỉnh rất hiệu quả, với gần 10.000 hộ được bố trí.

Hiện nay, Trung ương chưa có chính sách về sắp xếp, bố trí dân cư giai đoạn 2021 - 2025; vì vậy trước mắt UBND huyện Quang Bình có trách nhiệm rà soát, đánh giá thật kỹ để chủ động hỗ trợ di chuyển theo hình thức xen nghép đối với những hộ thực sự nằm trong khu vực sạt lở cao để đảm bảo an toàn cho người dân. Sau khi Trung ương có chỉ đạo cụ thể đối với chương trình bố trí, sắp xếp dân cư giai đoạn 2021 - 2025, UBND tỉnh sẽ có chỉ đạo và triển khai trên địa bàn toàn tỉnh.

Đối với đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo Chủ đầu tư hoàn thiện thủ tục điều chuyển các công trình điện đưọc đầu tư tại xã Tiên Nguyên từ năm 2020 đến nay (04 điểm hạ thế điện), để nhân dân có điện sử dụng: Ủy ban nhân dân tỉnh đã chỉ đạo Ban quản lý dự án ĐTXD công trình Dân dụng và Công nghiệp (Chủ đâu tư) khẩn trương hoàn thành các hồ sơ, thủ tục nghiệm thu công trình, gửi Công ty điện lực Hà Giang trong tháng 12 năm 2021 để tổ chức nghiệm thu đóng điện và bàn giao đưa công trình vào sử dụng trong tháng 01/2022.
Thanh Hà