Xã Phương Thiện đẩy mạnh tuyên truyền đẩy lùi các hủ tục trong đồng bào các dân tộc thiểu số
- Thứ sáu - 24/06/2022 20:02
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Các tập tục lạc hậu là một trong những nguyên nhân chính ảnh hưởng nặng nề đến đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS). Do đó, tuyên truyền nâng cao nhận thức, góp phần đẩy lùi các hủ tục lạc hậu, nâng cao đời sống đồng bào các DTTS được các cấp, các ngành xã Phương Thiện thành phố Hà Giang đặc biệt quan tâm.

Xã Phương Thiện nằm ở phía Nam thành phố Hà Giang, với 1.032 hộ, 4.305 nhân khẩu, được chia làm 7 thôn và chủ yếu 3 dân tộc Tày, Dao, Kinh cùng chung sống. Những luật tục, hủ tục ăn sâu, bám chặt trong nhận thức, tiềm thức của người dân gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống kinh tế, tinh thần của bà con. Nhằm tạo sự thay đổi về nhận thức, dần xóa bỏ những hủ tục, tập quán lạc hậu trong việc cưới, việc tang, lễ hội và trong sinh hoạt đời sống gắn với Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” và Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, các cấp, các ngành xã Phương Thiện đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhân dânbài trừ mê tín, dị đoan, thay đổi tập quán canh tác, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, phát triển kinh tế - xã hội, chăm sóc sức khỏe, nâng cao dân trí.
Tập trung tuyên truyền, vận động nhân dân không để xảy ra tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống, không thách cưới cao và tổ chức đám cưới dài ngày gây tốn kém lãng phí, phải đăng ký kết hôn trước khi tổ chức lễ cưới; cải tạo những tập quán rườm rà trong thực hiện các thủ tục đưa người chết vào áo quan, không tổ chức đám tang dài ngày, để người chết trong nhà nhiều ngày, không đốt, rải vàng mã, tiền Việt Nam đồng (tiền thật) xuống đường gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến cuộc sống thường ngày của nhân dân; tổ chức, tham gia các hoạt động lễ hội đảm bảo đúng truyền thống, văn minh, lành mạnh, an toàn, tiếp kiệm và đáp ứng nhu cầu đời sống văn hóa, tinh thần của người dân; trong sinh hoạt đời sống, hạn chế việc tổ chức linh đình các sự kiện như mừng tân gia, đầy tháng…gây lãng phí, kìm hãm ảnh hưởng đến phát triển kinh tế gia đình.
Thôn Châng là một thôn vùng thấp của xã. Toàn thôn có 240 hộ và trên 1.200 nhân khẩu với 2 dân tộc cùng sinh sống, trong đó dân tộc Tày chiếm số đông. Người Tày tại thôn Châng sống thành bản, làng, xóm đông đúc, có truyền thống làm ruộng nước từ lâu đời, chăn nuôi phát triển với nhiều gia súc, gia cầm; chủ yếu thờ cúng tổ tiên, ngoài ra còn thờ thổ công, vua bếp. Từ lâu đời, người Tày ở thôn Châng có nền văn hoá đặc sắc, từ phong tục tập quán, đời sống tín ngưỡng, tâm linh mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc. Hiện nay phong tục tang ma của thôn Châng bên cạnh những mặt tích cực vẫn còn hạn chế về các hủ tục rườm già tốn kém, làm ma nhiều ngày; trong đám ma còn ăn uống linh đình, nhiều bữa, đồ phúng viếng trị giá lớn. Chị Nguyễn Thi Sậu, thôn Châng cho biết: Có nhiều luật tục, hủ tục ăn sâu, bám chặt trong nhận thức, tiềm thức của bà con, gây lãng phí và ảnh hưởng lớn đến kinh tế. Nhờ sự vào cuộc của chính quyền địa phương những hủ tục trong tang lễ dần được xoá bỏ, làm chuyển biến nhận thức của bà con, phù hợp với xu hướng phát triển của thời đại nhưng vẫn đảm bảo duy trì các nét văn hoá của dân tộc Tày, hướng đến xây dựng nếp sống văn minh.
Lãnh đạo xã Phương Thiện cho biết: Để đẩy lùi các hủ tục lạc hậu, xã đã thành lập các tổ công tác xuống làm việc với các thôn, tổ và người có uy tín, ban phát triển thôn, thầy mo, thầy cúng để rà soát các hủ tục, phong tục, tập quán lạc hậu cần phải xóa bỏ trong đồng bào dân tộc Tày, dân tộc Dao trên địa bàn. Đồng thời, thông qua việc tổ chức các buổi sinh hoạt cộng đồng, các hoạt động văn hóa, văn nghệ để người dân được tiếp cận những nét văn hóa mới, tiến bộ; thực hiện tốt các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước, tự giác xóa bỏ các hủ tục lạc hậu.. qua đó nhận thức của phần lớn người dân đã được nâng lên, đặc biệt đã ý thức được mặt trái của các hủ tục, dần thay đổi nếp sống, cách nghĩ. Thời gian tới, xã Phương Thiện tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động người dân cùng tham gia đẩy lùi các hủ tục lạc hậu, nhưng vẫn lưu giữ, bảo tồn, phát huy các nét văn hoá đặc sắc của các dân tộc.
Tập trung tuyên truyền, vận động nhân dân không để xảy ra tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống, không thách cưới cao và tổ chức đám cưới dài ngày gây tốn kém lãng phí, phải đăng ký kết hôn trước khi tổ chức lễ cưới; cải tạo những tập quán rườm rà trong thực hiện các thủ tục đưa người chết vào áo quan, không tổ chức đám tang dài ngày, để người chết trong nhà nhiều ngày, không đốt, rải vàng mã, tiền Việt Nam đồng (tiền thật) xuống đường gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến cuộc sống thường ngày của nhân dân; tổ chức, tham gia các hoạt động lễ hội đảm bảo đúng truyền thống, văn minh, lành mạnh, an toàn, tiếp kiệm và đáp ứng nhu cầu đời sống văn hóa, tinh thần của người dân; trong sinh hoạt đời sống, hạn chế việc tổ chức linh đình các sự kiện như mừng tân gia, đầy tháng…gây lãng phí, kìm hãm ảnh hưởng đến phát triển kinh tế gia đình.
Thôn Châng là một thôn vùng thấp của xã. Toàn thôn có 240 hộ và trên 1.200 nhân khẩu với 2 dân tộc cùng sinh sống, trong đó dân tộc Tày chiếm số đông. Người Tày tại thôn Châng sống thành bản, làng, xóm đông đúc, có truyền thống làm ruộng nước từ lâu đời, chăn nuôi phát triển với nhiều gia súc, gia cầm; chủ yếu thờ cúng tổ tiên, ngoài ra còn thờ thổ công, vua bếp. Từ lâu đời, người Tày ở thôn Châng có nền văn hoá đặc sắc, từ phong tục tập quán, đời sống tín ngưỡng, tâm linh mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc. Hiện nay phong tục tang ma của thôn Châng bên cạnh những mặt tích cực vẫn còn hạn chế về các hủ tục rườm già tốn kém, làm ma nhiều ngày; trong đám ma còn ăn uống linh đình, nhiều bữa, đồ phúng viếng trị giá lớn. Chị Nguyễn Thi Sậu, thôn Châng cho biết: Có nhiều luật tục, hủ tục ăn sâu, bám chặt trong nhận thức, tiềm thức của bà con, gây lãng phí và ảnh hưởng lớn đến kinh tế. Nhờ sự vào cuộc của chính quyền địa phương những hủ tục trong tang lễ dần được xoá bỏ, làm chuyển biến nhận thức của bà con, phù hợp với xu hướng phát triển của thời đại nhưng vẫn đảm bảo duy trì các nét văn hoá của dân tộc Tày, hướng đến xây dựng nếp sống văn minh.
Lãnh đạo xã Phương Thiện cho biết: Để đẩy lùi các hủ tục lạc hậu, xã đã thành lập các tổ công tác xuống làm việc với các thôn, tổ và người có uy tín, ban phát triển thôn, thầy mo, thầy cúng để rà soát các hủ tục, phong tục, tập quán lạc hậu cần phải xóa bỏ trong đồng bào dân tộc Tày, dân tộc Dao trên địa bàn. Đồng thời, thông qua việc tổ chức các buổi sinh hoạt cộng đồng, các hoạt động văn hóa, văn nghệ để người dân được tiếp cận những nét văn hóa mới, tiến bộ; thực hiện tốt các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước, tự giác xóa bỏ các hủ tục lạc hậu.. qua đó nhận thức của phần lớn người dân đã được nâng lên, đặc biệt đã ý thức được mặt trái của các hủ tục, dần thay đổi nếp sống, cách nghĩ. Thời gian tới, xã Phương Thiện tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động người dân cùng tham gia đẩy lùi các hủ tục lạc hậu, nhưng vẫn lưu giữ, bảo tồn, phát huy các nét văn hoá đặc sắc của các dân tộc.
Khánh Huyền