Đang truy cập :
96
•Máy chủ tìm kiếm : 1
•Khách viếng thăm : 95
Hôm nay :
8109
Tháng hiện tại
: 476972
Tổng lượt truy cập : 18665263
Một trong những Vườn cây Atiso tại xã Quyết Tiến huyện Quản Bạ
Theo khảo sát đánh giá của cơ quan chuyên môn, hiện trên địa bàn Hà Giang có khoảng trên 1.000 loài cây dược liệu quí hiếm khác nhau. Các loài cây dược liệu sống chủ yếu trên độ cao từ 1.000 đến 1.600 m so với mực nước biển và tập trung nhiều tại 4 huyện vùng Cao nguyên đá (gồm Mèo Vạc, Đồng Văn, Yên Minh, Quản Bạ) và 2 huyện núi cao phía Tây gồm Xín Mần và Hoàng Su Phì. Có thể kể đến một số loài cây dược liệu chủ yếu của Hà Giang như: Thảo quả, ý dĩ, ấu tẩu, nghệ đen, đỗ trọng, óc chó, sa nhân, hương thảo, giảo cổ lam, bạch chỉ…Theo đánh giá của các chuyên gia và các nhà khoa học, chất lượng các loài cây dược liệu trên địa bàn Hà Giang rất tốt. Đây chính là cơ sở để Hà Giang xây dựng các vùng chuyên canh phát triển cây dược liệu về trước mắt và lâu dài.
Trong những năm trước đây, công tác nghiên cứu ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trồng, chăm sóc, thu hái và chế biến các loài cây dược liệu của Hà Giang chưa được quan tâm đúng mức. Việc thu hái và chế biến các loài cây dược liệu còn mang tính tự phát nhỏ lẻ và mang tính tận thu. Vì vậy một số loài cây dược liệu quý có nguy cơ tuyệt chủng….Trước thực trạng đó, Hà Giang đã có các cơ chế, chính sách nhằm bảo tồn và phát triển các loài cây dược liệu quý hiếm có giá trị kinh tế cao. Bên cạnh đó, tỉnh Hà Giang đã có các chính sách kêu gọi, thu hút đầu tư và tạo hành lang pháp lý thuận lợi để các doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư phát triển, thu hái và chế biến dược liệu trên địa bàn tỉnh. Trong tháng 4/2014, UBND tỉnh Hà Giang đã ký kết với Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam về chương trình “Phối hợp nghiên cứu khoa học và phát triển các loài cây dược liệu trên địa bàn Hà Giang”. Ngoài ra, một số công ty đã phối hợp với UBND tỉnh Hà Giang để đầu tư phát triển cây dược liệu như: Công ty Cổ phần Thương mại phát triển Nông lâm nghiệp Bình Minh 3 đã khởi công xây dựng 3 khu trồng cây dược liệu tập trung tại xã Quyết Tiến huyện Quản Bạ, xã Thu Tà huyện Xín Mần và xã Hồ Thầu huyện Hoàng Su Phì với qui mô trên 500 ha; Công ty Nam Dược đã đầu tư sản xuất giống 3 loài cây dược liệu tại xã Quyết Tiến, thị trấn Tam Sơn huyện Quản Bạ và đã đưa ra trồng đại trà được khoảng 6.000 m2 cây atiso, xuyên khung và cam kết thu mua toàn bộ sản phẩm …
Ông Nguyễn Minh Tiến, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang cho biết: Từ những thành công bước đầu của Dự án trồng cây dược liệu trên địa bàn, tỉnh Hà Giang phấn đấu đến năm 2020 sẽ trở thành tỉnh trồng cây dược liệu lớn nhất so với các tỉnh vùng Đông Bắc và tỉnh Hà Giang có đủ khả năng cung cấp nguồn nguyên liệu cho các cơ sở chế biến dược liệu trong nước. Đây chính là cơ sở để nâng cao thu nhập và thúc đẩy quá trình xóa đói giảm nghèo đối với đồng bào các dân tộc trên địa bàn của tỉnh.
Tác giả: Phạm Văn Phú
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn