LƯỢT TRUY CẬP

Đang truy cậpĐang truy cập : 73

Máy chủ tìm kiếm : 11

Khách viếng thăm : 62


Hôm nayHôm nay : 23745

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 571048

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 25061996

LIÊN KẾT WEBSITE

ĐĂNG NHẬP

Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Giang thảo luận về chính sách tài khoá, tiền tệ hỗ trợ triển khai Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội

Thứ tư - 05/01/2022 08:47
Chiều ngày 04.1, Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Giang đã tiến hành thảo luận tại tổ về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ triển khai Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội. Tham gia phiên thảo luận có đồng chí Đặng Quốc Khánh, Uỷ viên BCH TW Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Trưởng Đoàn ĐBQH khoá XV tỉnh Hà Giang; Lý Thị Lan, Tỉnh uỷ viên, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH khoá XV tỉnh Hà Giang; Nguyễn Ngọc Hải, Giám đốc Ngân hàng nhà nước tỉnh Hà Giang cùng các ĐBQH tại tỉnh Hà Giang.

Qua nghe các Tờ trình và Báo cáo thẩm tra, các đại biểu tỉnh Hà Giang cơ bản đồng tình với sự cần thiết và tính cấp bách của dự thảo Nghị quyết về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ triển khai Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội Chính phủ trình Quốc hội.
 
ĐBQH Lý Thị Lan, Tỉnh uỷ viên, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH khoá XV tỉnh Hà Giang tham gia phát biểu thảo luận
 
Theo đó, các đại biểu cho rằng trong 2 năm 2020 và 2021, dịch bệnh có tác động nặng nề đến phát triển kinh tế - xã hội nhiều ngành, lĩnh vực quan trọng cả về kinh tế, y tế, văn hoá, an sinh xã hội; tăng trưởng kinh tế ở mức thấp, suy giảm cả 3 khu vực: nông lâm nghiệp, dịch vụ, ảnh hưởng đến việc thực hiện mục tiêu tăng trưởng bình quân 5 năm 2021 - 2025. Vì vậy việc sớm triển khai Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội với quy mô đủ lớn, có sức lan toả lớn tạo sự đột phá là yêu cầu cấp bách hiện nay để giúp nền kinh tế vượt qua khó khăn, tránh suy giảm các động lực tăng trưởng thời gian dài hạn, đồng thời tạo nền tảng cho sự phát triển cả giai đoạn 2021 - 2025, cũng như các năm tiếp theo. Tuy nhiên, việc triển khai Chương trình thống nhất cần quán triệt và đảm bảo được việc gắn kết chặt chẽ với các kế hoạch 5 năm, hàng năm; Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021 - 2025 và Chương trình tổng thể phòng, chống Covid-19 và cần có lộ trình thích hợp để phục hồi và phát triển nền kinh tế (vì Chương trình tập trung vào triển khai thực hiện thời gian 2022 - 2023).

Phát biểu thảo luận, đại biểu Đặng Quốc Khánh, Bí thư Tỉnh uỷ, Trưởng đoàn Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Giang cho rằng đối với chương trình này được thực hiện tốt sẽ thúc đẩy được mục tiêu tăng trưởng bình quân 6,5 - 7% trong giai đoạn 2021 - 2025. Đồng chí cũng đồng tình với 5 giải pháp chủ yếu trong thực hiện đó là: Nâng cao năng lực kinh tế gắn với phòng chống dịch; đảm bảo ASXH, hỗ trợ việc làm; hỗ trợ phục hồi DN, HTX, phục hồi kinh doanh; phát triển kết cấu hạ tầng gắn vào đó là đầu tư công trung hạn; cải cách thể chế hành chính. Từ đó phải có giải pháp về chính sách tài khoá, tiền tệ. Đối với phương án huy động nguồn lực, đồng chí cho rằng, muốn làm được các phương án này phải có phương án đặc thù, đẩy nhanh tiến độ giải ngân và phải thí điểm áp dụng các chính sách giải ngân; các gói chỉ định thầu, lựa chọn nhà thầu có năng lực. Cơ chế đặc thù hiện nay đang làm một số dự án đầu tư chậm tiến độ, như vậy việc phân cấp phân quyền cho UBND các tỉnh bố trí vốn để giải phóng mặt bằng là rất hợp lý.
 

ĐBQH Đặng Quốc Khánh, Bí thư Tỉnh uỷ, Trưởng đoàn Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Giang nhất trí với 5 giải pháp chủ yếu
 
Đối với dự án cao tốc của Hà Giang và Tuyên Quang, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Hà Giang khẳng định sự cần thiết của việc triển khai dự án, tỉnh Hà Giang sẽ làm tốt công tác phối hợp với tỉnh Tuyên Quang để thực hiện dự án; tham gia giải phóng mặt bằng nhanh, kể cả huy động nguồn kinh phí của địa phương. Vì vậy, tỉnh rất mong muốn được Quốc hội quan tâm thông qua chương trình, và cũng đề nghị khi được Quốc hội thông qua Chính phủ sẽ sớm triển khai chương trình, nguồn lực được huy động cũng sớm được bố trí; cho phép Chính phủ linh động cho việc này như việc chuyển vốn đầu tư; tăng cường kiểm tra giám sát; đề nghị chương trình sau khi triển khai xong có tổng kết đánh giá.

Để đạt được đúng mục tiêu của Chính sách, đồng thời để nâng cao tính công khai, minh bạch, chống tiêu cực, tham nhũng, xin cho, lợi ích nhóm..., trong tổ chức thực hiện, các đại biểu tỉnh Hà Giang thống nhất đề nghị Chính phủ cần phân tích rõ hơn về giải pháp cụ thể để triển khai, quy định rõ về quy trình, thủ tục thực hiện; mặt khác cần tăng cường công tác kiểm tra giám sát, kiểm toán, thanh tra nhất là trước, trong quá trình thực hiện các nội dung thuộc cơ chế đặc thù.
Hoàng Huyền
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Comment addGửi bình luận của bạn
Mã chống spamThay mới

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

VIDEO HOẠT ĐỘNG

KIẾN NGHỊ CỬ TRI


















 





ĐOÀN ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI VÀ HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH HÀ GIANG
Địa chỉ: Số 01, Đường 26/3 - Phường Nguyễn Trãi - Thành phố Hà Giang - Tỉnh Hà Giang
Số điện thoại: 
02193.860.778 - Fax: 02193.860.778
Email: bbt.dbnd@hagiang.gov.vn hoặc 
tttthdndhg@gmail.com